Nhận 10% Đăng ký ngay nhận ưu đãi cho các khóa học tháng 3-4

Nói về phương án tổ chức thi tốt nghiệp từ năm 2025, PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết kỳ thi sẽ tổ chức thi theo môn.

11 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ (thực tế 17 môn bởi môn Ngoại ngữ gồm 6 môn tương ứng với từng thứ tiếng). Trong đó, một số môn bắt buộc và một số môn lựa chọn.

 PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng.

PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng.

Nội dung thi sẽ bám sát mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về hình thức thi, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Ông Chương cho biết Bộ GD-ĐT hướng thời gian tổ chức kỳ thi sẽ tập trung vào tháng 6. “Cố gắng vào khoảng cuối tháng 6, khoảng từ 20-30/6”, ông Chương nói.

Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp, để đánh giá năng lực dạy và học, theo ông Chương, vẫn sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp. “Đây là một trong những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu. Hiện nay tỷ lệ là 70-30, chúng ta sẽ nghiên cứu có thể tỷ lệ là 50-50 hay có cách nào tốt hơn nữa”, ông Chương nói.

Nói về lộ trình thực hiện, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết giai đoạn 2025 – 2030, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tiếp tục giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).

Giai đoạn sau 2030 sẽ phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

 Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng.

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng.

Giải thích thêm về các môn thi của kỳ thi, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho hay: “Chỉ những môn được đánh giá bằng điểm số mới được xem xét đưa vào kỳ thi. Các môn còn lại khó khả thi với phương án tổ chức thi trên giấy”, ông Hà nói.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THPT có 17 môn học (trong đó Ngoại ngữ gồm 6 môn) được đánh giá bằng điểm số.

Để đánh giá theo chuẩn đầu ra của chương trình, theo ông Hà, kỳ thi tốt nghiệp THPT tập trung năng lực quan trọng phù hợp với định hướng nghề giai đoạn THPT: năng lực đặc thù (của môn học), năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ…

Về định dạng đề thi từ năm 2025, ông Hà cho hay sẽ có sự kế thừa với định dạng đề thi, việc dạy và học hiện hành.

Tuy nhiên dự kiến sẽ có sự phát triển để phù hợp với mục tiêu đánh giá năng lực. Ví dụ như ở câu hỏi dẫn của đề thi sẽ nghiên cứu việc bối cảnh trong câu hỏi có ý nghĩa; theo mục đích đánh giá… Cùng đó, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu thêm dạng trắc nghiệm 4 phương án đúng/sai, câu hỏi mở – trả lời ngắn…

Tuy nhiên, theo ông Hà, Bộ GD-ĐT cũng phải tính toán việc hạn chế làm tăng số tờ giấy thi. Ông Hà cho biết thêm việc xây dựng và thử nghiệm đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ trong khoảng tháng 10 -11 năm 2023.

Chia sẻ

Bài viết

On Key

Bài liên quan

Tags :